ARTICLE AD BOX
- Mới nhất
- Thời sự
- Thế giới
- Kinh doanh
- Pháp luật
- Khoa học công nghệ
- Thể thao
- Giải trí
- Sức khỏe
- Đời sống
- Tâm sự
- Giáo dục
- Xe
- Bất động sản
- Video
- Podcasts
- Góc nhìn
- Du lịch
- Ý kiến
Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, một trong 4 đại vương cung thánh đường của Giáo phận Rome, sẽ là nơi Giáo hoàng Francis an nghỉ.

Toàn cảnh Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome, Italy ngày 22/4.
Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả được xây dựng theo lệnh của Giáo hoàng Liberio vào tháng 8/359 và xây dựng lại vào năm 432 dưới thời Giáo hoàng Sixto III.

Vị trí Vương cung Thánh đường Thánh Peter và Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Đồ họa: AA

Các tín đồ tập trung tại nhà nguyện Pauline của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả hôm 21/4, sau khi Tòa Thánh Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đã qua đời.
Theo di nguyện của Giáo hoàng, ông sẽ được an nghỉ tại Vương cung Thánh đường này. "Tôi luôn phó thác cuộc đời và vai trò linh mục của mình cho Đức mẹ Maria. Vì vậy, tôi mong được yên nghỉ chờ ngày phục sinh tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả", Giáo hoàng viết trong di nguyện được Vatican công bố ngày 21/4.

Nhà nguyện Pauline của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Giáo hoàng mong muốn nơi chôn cất ông được đặt ở vách trong gian giữa nhà nguyện Pauline và nhà nguyện Sforza của Vương cung Thánh đường.
"Ngôi mộ nằm dưới đất, đơn giản, không có thêm món đồ trang trí đặc biệt nào và chỉ khắc dòng chữ Franciscus", Giáo hoàng viết trong di nguyện.

Nơi rửa tội bên trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Vương cung Thánh đường thuộc sở hữu của Giáo hội Công giáo Rome và nằm ở nội thành thủ đô Italy, nhưng không nằm trong Thành Vatican. Đây cũng là một trong 4 đại vương cung thánh đường của Giáo phận Rome.

Nhà nguyện Sistine của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Người dân tập trung tới Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome, Italy ngày 22/4. Video: Reuters

Du khách tại hành lang Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả hồi tháng 2.
Vương cung Thánh đường nằm trên lãnh thổ Italy, song Tòa thánh Vatican toàn quyền sở hữu công trình này. Về mặt pháp lý, Italy cũng công nhận quyền sở hữu và quyền miễn trừ ngoại giao của Tòa thánh đối với Vương cung Thánh đường.

Tượng Giáo hoàng Clement VIII phía trên ngôi mộ của ông tại nhà nguyện Pauline.
Khác với các cố giáo hoàng, Giáo hoàng Francis không muốn dòng chữ trên bia mộ ông khắc kèm chức vụ, mà chỉ có tên riêng của ông.

Bên trong Vương cung Thánh đường trưng bày Thánh tích Nôi thánh, được cho là chứa các mảnh gỗ từ Máng cỏ nơi Chúa Jesus sinh ra.

Một góc bên trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.

Giáo hoàng Francis trong lần tới thăm Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ngày 14/12/2024.
Lễ tang của Giáo hoàng Francis sẽ diễn ra ngày 26/4 tại quảng trường trước Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican. Sau lễ tang, di hài Giáo hoàng sẽ được chuyển từ quảng trường vào bên trong Vương cung thánh đường Thánh Peter, rồi tiếp tục được đưa đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để an táng. Ông sẽ là giáo hoàng đầu tiên được chôn cất bên ngoài Vatican trong hơn một thế kỷ qua.